Tóc thề miên man

 Tiếng Pháp gọi là Cheveux mi-longs


Một dạo đã cũ, mình không hề chăm chú đến kiểu tóc cho đến khi nghe được âm thanh ấy xẹt ngang qua tai - Cheveux mi-long/ Cheveux mi-long/ Cheveux mi-long thật là gọi "shơ-vơ mi-loong" nghe mới quyến rũ rộn ràng làm sao. (mình phiên âm thụi cho các bạn không biết về tiếng Pháp có thể hình dung và sau đó bạn sẽ tự google để nghe phát âm chuẩn)

Rồi mình nhìn chằm chặp vào gương, | Tóc gì như dây điệnbằng cách nào đó mà hình ảnh và âm thanh | Mình không có lượcđã kết hợp trong một vài giây để khiến ta | không có lượctrở nên yêu thích một cụm từ mà ta chỉ man mán | Tóc này ai vuốt nổivề khái niệm hay chưa có bất kì một | Nhưng mà không hề rối hình dung cụ thể nào. | rối đâu. Cắt. Rớt Lúc này còn có "Một lần nào đó bước bên em âm thầm Một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người.."
Tâm trí bị kích động bởi sự quyến rũ của âm thanh. Những âm thanh đó vờ như tồn tại không để làm gì nhưng lại là một mắc xích cảm hứng cho mình giải quyết vấn đề. Buổi hôm đó chẳng thể nào vẽ xong được. Voilà..
Mình bước ra từ phòng tắm với một tinh thần mới mẻ và sau đó đã hoàn thành được bức vẽ. Những niềm cảm hứng đã ghé trở lại. Không hề thông báo trước,len lõi từng tí nhỏ xíu như đường tơ kẽ tóc, một chủ đề rất cheveux, trong một bối cảnh rất Cheveux mi-longs, những hình dung rất mang tính chevuex mi-longs. Quá đỗi mềm mại trong âm thầm như lời bài hát. Những cọng tóc anh ánh như cỏ buông lơi một cách lơ lớ trên mặt kèm theo một sự im lặng như tờ rất cheveux mi-longs.
Bắt đầu thấy tóc đẹp rồi cố tìm tài liệu đầy đủ về kiểu tóc này NHƯNG, google đã xé nát tim mình với một bài viết chung chung và được lặp đi lặp lại. Đọc xong mà lòng mình gào thét bởi chẳng có nhiều thông tin để hiểu. Là thế này:
“Nguyên xưa, các đôi trai gái yêu nhau hoặc có những đôi đã nên vợ nên chồng, đang mặn nồng đằm thắm bỗng vì một lý do gì đó làm cho tình duyên dang dở, đôi lứa xa nhau. Họ quyết một lòng, dẫu cho sông cạn đá mòn, năm tháng chờ đợi vẫn một lòng thuỷ chung. Trước khi lưu luyến chia tay, họ cắt trao cho nhau một mớ tóc để ầm tin và luôn giữ trong mình như kỷ vật. Mớ tóc đó gọi là tóc thề. Chỗ tóc bị cắt đó dần mọc lại và dài dần, mái tóc mới mọc đó gọi là tóc thề. Trong chuyện Kiều có câu: Tóc thề đã chấm ngang vai Nào lời non nước, nào lời sắc son."
Vậy là mớ cái tóc thề mình vừa quăng vào thùng rác còn cái trên đầu kia chỉ là ghi dấu tóc thề mà thôi. Vậy là mình đã thề với ... cái thùng rác.Tính sao giờ.Cười khoái trá. Đây cũng chẳng phải lần đầu tiên hẹn thề với cái thùng rác, có thể là một vài cái thùng rác.
" Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người .."
Mình quay lại bật nắp thùng lên, nhìn.Đầu tiên là bạn nhìn và bạn thấy "cách nào đó" chính là trực giácBây giờ thi làm sao mà một cô gái có thể nghĩ về một cụm từ cũ kĩ như vậy. Đừng có nên nghĩ nữa vì sẽ ảo tưởng về nguyên nhân và cũng không cần thiết để kết luận.
Như hôm nào đó anh M nói "chưa sống thì làm sao viết được." khiến mình nổi da gà, phần da của tim chứ không phải lớp da mà mình có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chết thì là chết, mà bây giờ sống thì phải vừa sống vừa chết.
P/s: Ai có muốn nghe đọc Cheveux mi-long thì nhắn tin cho mình nha :))

Comments