Nhà mốt Yves Saint Laurent được biết đến là một người yêu nghệ thuật Nhật Bản, mãi về sau ông đã không ngừng hiện thực những cảm hứng từ đất nước này kể từ sau chuyến thăm đầu tiên của ông vào năm 1963.
Yves Saint Laurent with a courtesan, Kyoto, April 1963 © Rights reserved
Năm 1963, chưa đầy hai năm sau khi khai trương hãng thời trang cùng tên của mình, nhà thiết kế người Pháp đã đến và khám phá Nhật Bản. Ông đã đến Nhật cùng Pierre Berger để giới thiệu bộ sưu tập xuân hè của mình với sự hỗ trợ của Hiroshi Kawazoe, một người bạn của Pierre Berger và là đại diện bán hàng của thương hiệu này tại Nhật Bản. Trong khoảng thời gian ở đó, ông đã ghé thăm Tokyo, Kyoto và Nara. Nhà thiết kế đã thật sự đắm mình trong văn hóa Nhật Bản. Ông còn có thú sưu tập các món đồ, đặc biệt là hộp và đồ nội thất làm từ sơn mài, gốm sứ. Ông cũng mua nhiều sách khác nhau về chủ đề của nền văn minh này, đặc biệt là các tranh khắc gỗ đặc trưng của Nhật.
Yves Saint Laurent đã nói rằng: “Tôi đã sớm tìm đến Nhật Bản và ngay lập tức bị cuốn hút bởi đất nước mang đầy yếu tố cổ kính nhưng vô cùng hiện đại này, và kể từ đó tôi đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật rất nhiều”. ‘Những người khác, trước tôi, cũng đã biết đến và dành sự ngưỡng mộ cho nền văn hóa này là: Monet, Van Gogh và một số các nghệ sĩ trang trí nghệ thuật khác, những người có sức ảnh hưởng trong thời đại của chúng ta. Nhật Bản đã tiếp tục phát triển và giữ nguyên mọi điều kỳ diệu bậc nhất trong nghi thức hôn lễ xưa và nay’
Ở đây, ông đề cập đến Japonisme, phong trào nghệ thuật của Pháp và sau đó là châu Âu, nơi chứng kiến những tên tuổi hàng đầu trong nghệ thuật và đặc biệt là trong hội họa, lấy cảm hứng từ Nhật Bản đưa vào trong tác phẩm của họ cùng sự ảnh hưởng phong cách lẫn nhau. Yves Saint Laurent tiếp bước xu hướng này bằng cách tái hiện những bông hoa diên vĩ thường thấy trong các hình khắc trên áo khoác. Danh họa Hokusai đã vẽ những bông hoa Iris ở tác phẩm Iris Flowers and Grasshopper vào năm 1820. Cũng theo lối cảm hứng này, bức vẽ của Hokusai đã truyền đến Van Gogh một bóng hình hoa Iris đẹp đẻ, và được ông thể hiện trong tác phẩm Irises (1889). Riêng Yves Saint Laurent vào năm 1988 đã sử dụng chủ đề hoa tương tự trên chiếc áo khoác được trang trí bằng những bông hoa Iris thêu bởi Maison Lesage mô tả bức tranh của Van Gogh.
Hình bóng Nhật Bản trên vải
Năm 1990, Bảo tàng Nghệ thuật Sezon ở Tokyo đã tổ chức một buổi tưởng niệm tác phẩm của ông, lần đầu tiên có một sự kiện dành cho một nhà thiết kế vẫn còn sống vào thời điểm đó. Đến năm 2018, Musée Yves Saint Laurent dành riêng một cuộc triển lãm cho tình yêu của nhà thiết kế đối với châu Á, Yves Saint Laurent: Dreams of the Orient, tập hợp các sáng tạo của nhà thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật châu Á do Bảo tàng Guimet cho mượn.
Năm 2019 Yves Saint Laurent: Dreams of the Orient lại được diễn ra, được tổ chức bởi Musée Yves Saint Laurent tại Paris.
Tiếp tân tại Korinkaku, Tokyo, 9 tháng 4 năm 1963. © Rights reserved
Yves Saint Laurent tại Japan, Tokyo, 8 Tháng 4 năm 1963. © Rights reserved
Bản phác tay kèm ghi chú cần thiết của studio, hay còn được gọi là Bible page 'trang Kinh thánh', cho một chiếc váy dạ hội ngắn, bày tỏ lòng kính trọng đối với Vincent Van Gogh, bộ sưu tập thời trang cao cấp xuân / hè 1988. © Yves Saint Laurent.
Japonisme -What is Japonism?
Tác phẩm Irises (1889) của Van Gogh
Katsushika Hokusai (31 October 1760 – 10 May 1849)
Grasshopper and Iris late 1820s
Kenzo Takada - Japanese fashion designer living in France
Bộ sưu tập thu đông 1994 của YSL
Yves Saint Laurent: Dreams of the Orient
Musée Yves Saint Laurent tại Paris
Spring/summer 1988 haute couture collection. © Yves Saint Laurent
Tổng hợp Tờ Museeyslparis và Pen-online
Comments
Post a Comment